Chu kỳ kinh nguyệt của chó cái và những điều bạn nên biết

Thứ hai, 15/01/2024 - 14:01

Chu kỳ kinh nguyệt của chó cái là vấn đề quan trọng mà nhiều chủ nuôi quan tâm vì nó ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của chó. Trong bài viết hôm nay, Phụ Nữ Số sẽ chia sẻ cho các bạn đầy đủ các thông tin về chu kỳ kinh nguyệt cũng như các dấu hiệu khi chó đến kỳ kinh. Cùng khám phá ngay nhé!

mục lục Mục lục

mục lục

Chó có kinh nguyệt không? Dấu hiệu khi chó đến kỳ kinh

Nhiều chủ nuôi vẫn chưa biết rằng chó có kinh nguyệt không? Chu kỳ kinh nguyệt của chó sẽ bắt đầu khi chúng đến tuổi dậy thì và thường xuất hiện 1-2 lần/ năm. Mỗi chu kỳ sẽ bao gồm 3 giai đoạn và giai đoạn Estrus là giai đoạn mà chó cái có thể mang thai. Trung bình thì chó cái sẽ dậy thì hoặc trưởng thành về mặt sinh dục khi chúng được khoảng 6 tháng tuổi, thời gian này có thể thay đổi tùy vào giống chó. 

Giải đáp thắc mắc chó có kinh nguyệt không?
Giải đáp thắc mắc chó có kinh nguyệt không? 

Dưới đây là một số dấu hiệu của chó cái đến kỳ kinh nguyệt mà bạn nên biết:

  • Dịch âm đạo của chó cái có máu là dấu hiệu đầu tiên và đơn giản nhất mà chủ nuôi có thể nhận ra dấu hiệu chó cái dậy thì.

  • Núm vú sưng, cứng và to giống như dấu hiệu mang thai. Dấu hiệu này sẽ biến mất sau khoảng vài tuần.

  • Nếu bạn thấy bộ phận sinh dục của chó cái sưng, căng tức và đỏ xung quanh thì đó chính là dấu hiệu kinh nguyệt sắp đến.

  • Chó cái có thể tiểu nhiều hơn bình thường, trong nước tiểu của chúng có chứa 2 chất là pheromone và hormone để thu hút chó đực.

  • Khi đến kỳ kinh nguyệt, chó cái sẽ thường xuyên sủa và gắt gỏng hơn ngày bình thường.

Chu kỳ kinh nguyệt của chó diễn ra như thế nào?

Thời kỳ kinh nguyệt của chó bao gồm 3 giai đoạn chính: Proestrus, Estrus, Diestrus.  Ở mỗi giai đoạn, cơ thể chó cái sẽ có những thay đổi hormone khác nhau. 

Giai đoạn trước kỳ kinh (Proestrus)

Proestrus là giai đoạn tiền động dục của chó cái. Giai đoạn này thường kéo dài 9 ngày đối với giống chó cảnh. Tuy nhiên, một số loài khác có thể kéo dài từ 4-15 ngày. Trong giai đoạn trước chu kỳ kinh nguyệt của chó, bộ phận sinh dục của chúng dần sưng lên và chảy ra dịch màu nâu đỏ. 

Lúc này, cơ thể chó đang chuẩn bị cho một kỳ mang thai nên đa số chó cái sẽ không chịu đực. Nồng độ estrogen sẽ bắt đầu tăng khoảng 1 tháng trước khi bắt đầu giai đoạn proestrus và sau khi đạt đỉnh điểm thì dừng lại vào cuối giai đoạn này.

Giai đoạn Proestrus của chó cái thường kéo dài 9 ngày
Giai đoạn Proestrus của chó cái thường kéo dài 9 ngày 

Phần lớn trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt thì chó thường rất thích sạch sẽ. Chó sẽ nhanh chóng liếm hết những dịch tiết ra từ âm hộ. Vì thế bạn cần phải chú ý đến hành động liếm thức ăn ở giai đoạn Proestrus. Một vài con chó cái thì có lượng chất nhờn tiết ra nhiều nên âm đạo không có hiện tượng bị sưng. Nhưng có một vài con khác lại không có chất dịch nhờn gây ra hiện tượng âm đạo bị sưng lên vô cùng nguy hiểm. 

Chu kỳ kinh nguyệt (Estrus)

Chu kỳ kinh của chó hay còn được gọi là giai đoạn Estrus. Vậy chu kỳ kinh nguyệt của chó kéo dài bao lâu? Đối với loài chó, thường chu kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài khoảng 8 ngày. Nhưng có những giống chó có thể kéo dài chu kỳ kinh từ 3-21 ngày. Khi chó ngừng ra máu và dịch, nhũ hoa bắt đầu mềm đi là dấu hiệu của sự chấm dứt giai đoạn tiền động dục để bắt đầu cho giai đoạn động dục thực sự. 

Giai đoạn Estrus chó có kinh bao nhiêu ngày thì hết?
Giai đoạn Estrus chó có kinh bao nhiêu ngày thì hết? 

Progesterone được sinh ra trong chu kỳ kinh nguyệt gọi là hormone an thai hoặc thuốc an thai, chất này giúp gia tăng và kích thích rụng trứng trong vòng 2-3 ngày. Bình thường trong chu kỳ kinh nguyệt của chó, chúng sẽ không ra kinh nữa, âm hộ không đầy nhưng cũng không bị sưng lên. Có thể tiết ra những chất nhờn không màu hoặc có màu hơi vàng. Chó có kinh trong giai đoạn Estrus thì thường hay đi theo chó đực và tiến hành giao phối.

Thời kỳ rụng trứng thường sẽ xảy ra vào ngày thứ hai trong quá trình động dục. Vì vậy giao phối vào thời điểm này là tốt nhất. Còn nếu giao phối trước hoặc sau đó thì khả năng thụ thai sẽ giảm đi. Sau thời điểm này, lượng estrogen đã suy giảm, hết tác dụng kích dục nên chó cái có thể không chịu đực và thậm chí cắn cả chó đực.

Giai đoạn sau kỳ kinh (Diestrus)

Diestrus là giai đoạn sau động dục của chó cái, lúc này chó cái không còn muốn đực nữa, nhũ hoa thâm đi và teo lại. Giai đoạn này kéo dài khoảng từ 50-80 ngày, trung bình là 60 ngày. Trong thời gian này, cơ thể của chó sẽ có những phản ứng giống như hiện tượng mang thai giả. 

Giai đoạn Diestrus là thời gian chó cần được nghỉ ngơi
Giai đoạn Diestrus là thời gian chó cần được nghỉ ngơi

Chó cái trong giai đoạn này không nên hoạt động tình dục vì tử cung của chúng chưa sẵn sàng cho thời kì động dục tiếp theo. Đây là giai đoạn chó cái cần được nghỉ ngơi để cơ thể chuẩn bị cho lần động dục tiếp theo.

Các thắc mắc thường gặp về chu kỳ kinh nguyệt của chó

Chu kỳ kinh nguyệt là vấn đề quan trọng mà chủ nuôi cần quan tâm để chăm sóc thú cưng tốt hơn. Dưới đây là một số thắc mắc thường gặp liên quan đến thời kỳ kinh nguyệt của chó.

Tần suất chu kỳ kinh của chó là bao nhiêu?

Tần suất chu kỳ kinh nguyệt của chó là bao lâu?
Tần suất chu kỳ kinh nguyệt của chó là bao lâu?

Chó cái thường có tần suất chu kỳ kinh khoảng 2 lần/ năm. Đối với những con chó cái nhỏ thường có tần suất chu kỳ kinh 3 lần/ năm. Trong khi đó, các con chó có tuổi đời lớn hơn nhiều thường sẽ đến kỳ kinh 1 lần/ năm. Giai đoạn mới bắt đầu động dục, chu kỳ của chó nhỏ có thể thay đổi bất thường nhưng nó sẽ ổn định dần sau 2 năm. Chó có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài khoảng 6 tháng. Tuy nhiên thời gian này có thể thay đổi tùy theo từng giống chó. 

Chó dễ mang thai ở giai đoạn nào trong kỳ nhất?

Chó cái dễ mang thai nhất vào thời điểm rụng trứng (Estrus) trong chu kỳ kinh nguyệt của chó. Đây là khoảng thời gian mà dịch âm đạo của chúng loãng ra như nước. Tuy nhiên, tinh trùng có thể tồn tại trong âm đạo của chó cái khoảng 1 tuần nên chó cái vẫn có khả năng mang thai bất kỳ lúc nào trong quá trình động dục.

Xem thêm: Thời gian mang thai của chó cái và các dấu hiệu khi sắp đẻ

Chăm sóc chó khi đến kỳ kinh như thế nào?

Hướng dẫn chăm sóc chó trong chu kỳ kinh nguyệt
Hướng dẫn chăm sóc chó trong chu kỳ kinh nguyệt

Trong chu kỳ kinh nguyệt của chó cái, việc quan sát và chăm sóc chúng là vấn đề quan trọng để đảm bảo sức khỏe và tinh thần ổn định cho thú cưng. Dưới đây là một số hướng dẫn chăm sóc chó cái đến kỳ kinh bạn có thể tham khảo:

  • Trước thời kỳ động dục, cần hạn chế chó đực tiếp xúc với chó cái để tránh mang thai ngoài ý muốn.

  • Trong chu kỳ kinh nguyệt, bạn cần kiên nhẫn, nhẹ nhàng, tránh đánh mắng chó cái để giúp chúng thoải mái và không mệt mỏi.

  • Bạn nên lau sạch bộ phận sinh dục của chó cái bằng khăn giấy hoặc khăn ẩm mỗi ngày để tránh nhiễm trùng. Mặc tã bỉm cho chó cái để giữ vệ sinh nhà cửa và tránh cho chó liếm vùng sinh dục.

  • Bạn nên thường xuyên kiểm tra bộ phận sinh dục của chó cái để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường như sưng viêm, mủ, mùi hôi hoặc máu ra quá nhiều. Nếu gặp những trường hợp như vậy, hãy đưa chó cái đến gặp bác sĩ thú y để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

  • Bạn cần cho chó cái ăn uống đầy đủ và cân bằng, không quá béo hay quá gầy. Bạn cũng nên cung cấp đủ nước sạch cho chó cái để duy trì sự ổn định của hệ thống tuần hoàn và tiêu hóa.

  • Không nên tắm cho chó cái khi đang trong chu kỳ kinh nguyệt để tránh nhiễm trùng đường tiểu hoặc âm đạo. 

Lời kết 

Qua bài viết này, chúng tôi đã chia sẻ cho các bạn đầy đủ thông tin về chu kỳ kinh nguyệt của chó cũng như cách chăm sóc chó tốt nhất trong giai đoạn này. Hy vọng rằng bạn sẽ bỏ túi thêm được nhiều kinh nghiệm hữu ích để chăm sóc cho chó cái nhà mình. Đừng quên theo dõi Phụ Nữ Số để tìm hiểu thêm nhiều nội dung hấp dẫn hơn về loài động vật đáng yêu này nhé!